Những định hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả cho công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong giai đoạn hiện nay

Tại Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ, sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt gay gắt hơn, trong đó có tình trạng tham nhũng, vi phạm pháp luật, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ còn diễn biến phức tạp; đáng chú ý là có sự cấu kết, bao che, tiếp tay cho nhau của một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất, rất tinhvi, phức tạp…; do đó sẽ có tác động mạnh, nhiều chiều đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới. Đồng thời, đưa ra những định hướng, nhiệm vụ, giải pháp của công tác xây dựng Đảng để thực hiện cho những năm tiếp theo, trong đó có những yêu cầu nhằm đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong thời gian tới như sau.

1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Cải tiến, đổi mới phương pháp, quy trình, kỹ năng côngtác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học, đồng bộ, thống nhất, thận trọng, chặt chẽ, khả thi, trong đó tập trung vào các cơ chế, biện pháp chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; có chế tài để phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm kỷ luật đảng.

Để thực hiện chủ trương, nghị quyết Đại hội đề ra, thời gian qua Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thể chế hóa thành nhiều văn bản, quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trong Đảng như: Quy định số 22-QĐ/TW, ngày28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 09/12/2021 của Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW; Quy định số 69-QĐ/TW, ngày06/7/2022 của Bộ Chính trị Quy định về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW, ngày 22/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định 69-QĐ/TW về kỷ luật tổ chức đảng, đảngviên vi phạm; Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW, ngày 22/12/2021 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về ban hành các quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; Quyết định số 89-QĐ/TW, ngày 01/12/2022 của Ban Bí thư về ban hành quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng của cấp ủy tỉnh và tương đương đến cơ sở; Quy định số 117-QĐ/TW,ngày 18/8/2023 của Bộ Chính trị quy định về xin lỗi và phục quyền lợi của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan... Đồng thời yêu cầu cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường chỉ đạo, chủ động, tập trung kiểm tra, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; xử lý cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cán bộ cấp cao, cả trong lực lượng vũ trang; phải làm bài bản, nghiêm minh từ trên xuống dưới, có trọng tâm, trọng điểm; kỷ luật đảng đi trước, tạo tiền đề, mở đường cho thanh tra, điều tra, xử lý hình sự theo pháp luật; thực hiện nghiêm minh, khách quan, công bằng, cũng là hành lang pháp lý, là cơ sở để xem xét, đánh giá, kết luận để xác định và xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

2. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác hướng dẫn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp dưới trong trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường đổi mới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng; nội dung được đổi mới theo hướng bao quát, toàn diện hơn, theo phương châm “giám sát có mở rộng”, “kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”. Nội dung kiểm tra, giám sát được tập trung về việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát… Ủy ban kiểm tra cấp trên phải thường xuyên, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát, nhất là trong xử lý các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dể xảy ra vi phạm, các vụ việc về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm; kịp thời xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ngay tại chi bộ, cơ sở.

3. Triển khai quyết liệt, thường xuyên, toàn diện, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, phục vụ thực hiện nhiệm vụ chínhtrị, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những nơi dễ xảy ra vi phạm, nơi có nhiều bức xúc nổi cộm, dư luận quan tâm; xử lý kịp thời,kiên quyết, triệt để, đồng bộ, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ xa, từ đầu, giải quyết từ sớm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng cấp trên đối với cấp dưới.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu, kịp thời ngăn chặn vi phạm trong ban hành văn bản pháp luật, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ; mở rộng giám sát trên tất cả các địa bàn, lĩnh vực; chú trọng vào những nơi có biểu hiện mất đoàn kết, dư luận xã hội quan tâm; nâng cao tính chủ động, kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm từ sớm, từ xa; tăng cường, đẩy mạnhcông tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trong thực hiện nhiệm theo quy định Điều lệ Đảng.

4. Kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với giám sát, thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra, tuy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tăng cường phối hợp giữa giám sát, kểm tra của Đảng vớ giám sát, thanh tra Nhà nước và giám sát của Mặt trậnTổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để tăng cường sức mạnh tổng hợp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, tránh chồng chéo, trùng lập, lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cáccơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong việc thể chế hóa và thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác kiểmtra, giám sát của Đảng. Chú trọng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra các cấp; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Cấp ủy các cấp ban hành quy chế phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với cơ quan điều tra, thanh tra, kiểmtoán, viện kiểm sát, tòa án nhân dân cùng cấp; chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, không để chồng chéo trong tổ chức thực hiện; cấp ủy, nhất là người đứng đầu thường xuyên làm việc với ủy ban kiểm tra để nắm tình hình, kết quả thực hiện, kịp thời chỉ đạo, định hướng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra; xây dựng,tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ liêm khiết, công minh, có bản lĩnh, đấu tranh xây dựng nội bộ, gương mẫu, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy, trách nhiệm; thực hiện luân chuyển cán bộ kiểm tra các cấp để đào tạo, rèn luyện cán bộ.

Qua đó, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các văn bản, quy định, hướng dẫn của cấp trên, nhằm đảm bảo tính thống nhất, toàn diện trong toàn hệ thống chính trị. Đồng thời các tổ chức đảng cần thường xuyên tự kiểm tra, giám sát công việc của mình; xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện kiểm tra, giám sát đúng đối tượng, thời gian theo quy định; tổ chức đảng cấp trên phải quan tâm kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo khắc phục tình trạng kỷ luật oan đối vớitổ chức đảng, đảng viên vi phạm, phải có biện pháp công khai, xin lỗi và phục hồi quyền lợi của tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan theo quy trình.

Lý Văn Dững, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối

Số lượt truy cập:

Trực tuyến: